Tìm việc - Vòng gửi xe

Đây là những điều mình học được trong quá trình đi phỏng vấn và xem các videos review CV trên Youtube. Mình có link tất cả những nguồn mà mình từng tham khảo và hi vọng chúng sẽ giúp ít cho bạn. Bài này có lấy ví dụ tin tuyển dụng IT, những bạn ngành khác hoàn toàn có thể dựa vào những keywords của mình để tự google ra những thứ phù hợp với ngành của bạn.

1. Viết CV ấn tượng

Một người bạn nói với mình rằng "Ôi dào, viết CV dễ mà, lên mấy trang tuyển dụng mà tải mẫu CV rồi điền vào". Nếu bạn hay follow channels của Joshue FlukeClément Mihailescu (người sáng lập AlgoExpert - trang web luyện thi vào các công ty top như Google, Facebook, ...) trên Youtube, bạn sẽ thấy họ phân tích rất kỹ những phần nào nên có và không nên có trong CV. Mình hay tìm kiếm với từ khóa như "review cv for developer" và lựa những video nhiều lượt like và ít lượt dislike nhất.

Bạn nên rất cẩn trọng với mỗi thông tin bạn đưa ra trong CV. Người phỏng vấn sẽ bắt từng câu từng chữ để hỏi xoáy bạn trong vòng phỏng vấn. Đừng phóng đại bản thân. Nếu bạn may mắn qua được vòng phỏng vấn vì sự dối trá của mình thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị loại ở thời gian thử việc thôi. Vậy nên, Hãy Trung Thực.

2. Tin tuyển dụng

Việc lựa chọn công ty và vị trí là dựa trên nhu cầu của cá nhân, tuy nhiên, một tin tuyển dụng đáng tin cậy nên có đủ những yếu tố sau:

- Tên công ty: Bạn sẽ google tên công ty đọc về business, các sản phẩm công ty đang phát triển, xem review về công ty (cái này thì để tham khảo thôi nha), xem ảnh để biết cơ sở vật chất của công ty, văn phòng có sáng sủa, sạch sẽ không, rồi mức độ OT (overtime) như nào, ... Điều này sẽ giúp bạn lọc ra những công ty không phù hợp với định hướng cá nhân và những công ty "nguy hiểm" (tìm được rất ít hoặc hầu như không có thông tin). Nếu bạn không muốn OT, thì những công ty có văn hóa OT có thể sẽ không phù hợp với bạn. Hay những công ty start-up không có văn phòng cố định sẽ rủi ro vì bạn có thể "ra đường" bất kỳ lúc nào.

- Vị trí đang tuyển dụng và công nghệ dùng cho vị trí đó: Một số công ty để title là Reactjs/Nodejs Developer (2 công nghệ dùng cho cả frontend và backend) thì khả năng là công ty muốn tuyển người vừa code cả Reactjs và Nodejs (cả backend và frontend), bất kể mô tả công việc có ghi như nào.

- Mô tả công việc: Phần này sẽ làm rõ hơn những công nghệ mà công ty đang sử dụng. "Hiểu biết về AWS services là một lợi thế" có nghĩa là vào công ty, bạn phải biết các dịch vụ của AWS.

- Range lương: Phần này sẽ giúp bạn phân loại xem công ty tuyển Fresher/Junior/Senior và mức lương thấp nhất, cao nhất mà công ty có thể trả cho bạn.

- Người đăng (chủ yếu là HR) có email công ty: Bạn nên làm việc trực tiếp với HR công ty để tránh những trường hợp lừa đảo hoặc thông tin sai lệch từ các công ty tuyển dụng ví dụ HR nói với bạn lương X nhưng khi phỏng vấn thì bạn mới biết công ty chỉ trả cho vị trí này max thấp hơn X nhiều.

3. Để việc tự chạy đến mình

Mạng xã hội, đặc biệt là Linkedln, là môi trường tuyệt vời để kết nối với nhà tuyển dụng. Một khi bạn đăng thông tin kinh nghiệm làm việc và contact của mình trên đó và nó thực sự đủ "hấp dẫn", nhà tuyển dụng sẽ tự động kết nối với bạn. So với việc phải lăn lộn ra ngoài, gặp hết người này tới người khác, đặt bản thân vào giới hạn tới mức phải "burnout" vì giao tiếp quá nhiều thì tại sao không điềm tĩnh ngồi nhà, cày từng cái certificate, tăng hạng trên Stackoverflow, làm projects cá nhân đạt xxx sao trên github rồi link chỗ đó vào Linkedln? Một người anh kể với mình rằng mỗi lần chán muốn tìm cơ hội mới, chỉ cần thay đổi trạng thái trên Linkedln là HR sẽ tự động contact anh.

Lời kết, mình không cố áp đặt là cái này đúng và cái kia không đúng. Những điều mình nêu ra phù hợp với mình và có thể chưa chắc phù hợp với bạn. Mình nghĩ CV và những trang mạng xã hội cũng chỉ là một phần thôi và quan trọng là năng lực thực sự của bạn. Mình hi vọng nhận được nhiều ý kiến của các bạn. Bất kể là trái chiều.

Comments

Popular posts from this blog

Suy nghĩ trên mây - Cuối hè?

Mình đã tập tạ như thế nào?

Ghi chép ngắn về Huberman Lab số 88